Hầu như chị em phụ nữ nào cũng mắc các bệnh phụ khoa một lần trong đời. Nhiều bệnh phụ khoa tái đi tái lại nhiều lần và để lại những biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe sinh sản, thậm chí tử vong. Hiểu biết về các bệnh phụ khoa thường gặp sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc phòng tránh và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.
Tổng quan về bệnh lý phụ khoa
Bệnh phụ khoa là gì?
Bệnh phụ khoa (gynaecological disease) nói chung là những bệnh liên quan đến đường sinh sản, bộ phận sinh dục của nữ giới. Theo các thống kê gần đây cho thấy, có tới khoảng 71% nữ giới mắc các bệnh phụ khoa và có nguy cơ tái nhiễm lại.
– Cơ quan sinh dục ngoài: âm vật, âm hộ, âm đạo.
– Cơ quan sinh dục trong: cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, vòi trứng.
Các bệnh này bao gồm các bệnh lý nhiễm trùng, các khối u lành tính và ác tính, một số bệnh liên quan đến tình trạng thai nghén và bệnh nội tiết.
Nguyên nhân gây ra các bệnh phụ khoa
Viêm nhiễm phụ khoa
Viêm nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nhiều chị em, đây cũng là nguyên nhân chúng ta có thể dùng các biện pháp phòng tránh được nên cần chủ động hơn.
– Thói quen vệ sinh không đúng cách: Âm đạo là môi trường ẩm ướt rất lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây bệnh. Vì vậy, thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách có thể mắc các bệnh phụ khoa. Ngoài ra, các bệnh phụ khoa cũng có thể do dị ứng với một số chất tẩy rửa.
– Quan hệ tình dục không an toàn: Phụ nữ có nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa cao hơn khi quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, việc quan hệ tình dục mạnh bạo cũng có thể khiến vùng kín nữ giới bị trầy xước, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh phụ khoa.
– Phá thai không an toàn: Một nguyên nhân gây ra viêm nhiễm phụ khoa là thủ thuật phá thai không an toàn tại các trung tâm y tế không uy tín hoặc do dụng cụ không đảm bảo vô khuẩn. Việc chăm sóc vùng kín sau khi phá thai không đúng cách cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây viêm nhiễm.
– Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: Căng thẳng, lo lắng làm mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất của phụ nữ như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chậm kinh, thay đổi môi trường vi sinh và độ pH của âm đạo tạo điều kiện cho các bệnh phụ khoa phát triển.
Chưa hiểu nên đọc thêm:: Review bệnh viện phụ nữ đà nẵng
Ngoài ra, việc ăn quá nhiều món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hay sử dụng thuốc lá, cà phê, rượu bia,… cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
>>> Xem thêm: Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa cần biết sớm
Các khối u lành tính và ác tính
Đa số nguyên nhân gây ra các khối u phụ khoa (ngoài nguyên nhân viêm nhiễm) thay đổi tuỳ theo từng bệnh lý cụ thể. Trong số đó, khối u ác tính là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong. Trong những năm gần đây, nguyên nhân của một số bệnh này đã được làm sáng tỏ.
Ví dụ, nhiễm trùng papillomavirus ở người đã được chứng minh là một trong những yếu tố căn nguyên chính liên quan đến ung thư cổ tử cung. Sự bất hoạt của gen ức chế khối u BRCA1 có liên quan đến ung thư buồng trứng di truyền. Tuy vậy, cơ sở phân tử của hầu hết các bệnh phụ khoa vẫn chưa được biết rõ.
Một số nguyên nhân khác gây bệnh
Khi cơ thể người phụ nữ mắc một số bệnh lý nền, hoặc trong quá trình mang thai, suy giảm miễn dịch cũng có thể tạo điều kiện để các bệnh lý phụ khoa xuất hiện.
Biến chứng do bệnh phụ khoa
Bệnh lý phụ khoa có thể gây ra nhiều biến chứng như nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm dứt điểm: Viêm nhiễm phụ khoa tái đi tái lại; Giảm khả năng sinh sản, gây hiếm muộn, thậm chí vô sinh; Nguy hiểm đến tính mạng (viêm nhiễm phụ khoa không điều trị đúng gây nhiễm trùng toàn thân, ung thư phát hiện muộn…)
Các bệnh phụ khoa thường hay gặp nhất
Viêm âm hộ, âm đạo
Viêm âm đạo là bất kỳ tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo, bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Đây là hình thái xuất hiện sớm nhưng dễ bị bỏ qua.
Triệu chứng viêm âm hộ, âm đạo bao gồm: Ngứa, đau vùng âm hộ; Xuất hiện các khối bất thường vùng âm hộ, âm đạo; Ra khí hư có màu sắc, mùi hôi tanh bất thường.
Nguyên nhân viêm: Có thể là do vi khuẩn, nhiễm nấm men, ký sinh trùng Trichomonas vagis, các bệnh lý lây qua đường tinh dục(VD bệnh lậu..), hoặc một số nguyên nhân khác có thể do chế độ sinh hoạt hoặc vệ sinh không đúng cách
Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung là tình trạng cổ tử cung bị kích ứng hoặc nhiễm trùng. Các triệu chứng có thể xuất hiện cấp tính và rầm rộ, hoặc có thể âm ỉ và kéo dài; Chảy dịch bất thường từ âm đạo; Ra máu bất thường giữa các kỳ kinh; Chảy máu sau khi quan hệ tình dục.
Chưa hiểu nên đọc thêm:: Cách trị bệnh máu trắng ở phụ nữ
Nguyên nhân dẫn đến: Thường gặp nhất là do các bệnh lý lây qua đường tình dục STDs (Lậu, Chlamydia, Mụn rôpk sinh dục…), ngoài ra còn các nguyên nhân như: mất cân bằng vi khuẩn, lượng estrogen thấp, ung thư hoặc từng chữa trị ung thư cũng là lý do.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một tình trạng tổn thương lành tính ở cổ tử cung, do các tế bào tuyến nằm trong cổ tử cung phát triển, xâm lấn mặt ngoài cổ tử cung. Triệu chứng chính của lộ tuyến là ra khí hư nhầy.
Nguyên nhân: Nội tiết tố thay đổi, mắc các bệnh viêm nhiễm, việc quan hệ tình dục không an toàn hoặc lạm dụng một số thủ thuật phụ khoa cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Người bệnh có tổn thương lành tính ở cổ tử cung cần được loại trừ tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư trước khi điều trị.
Viêm niêm mạc tử cung
Viêm niêm mạc tử cung là hình thái nhẹ của nhiễm khuẩn tử cung, thường gặp sau các thủ thuật tại tử cung hoặc sau đẻ.
Triệu chứng: Sốt, mệt mỏi, khó chịu; Đau vùng bụng dưới; Ra dịch âm đạo bất thường, sản dịch hôi.
Nguyên nhân: Thường gặp hơn ở phụ nữ sau sinh do vấn đề niêm mạc bị tổn thương, sau sinh sót nhau sót mang, nhiễm khuẩn ối… với phụ nữ bình thường có thể do quan hệ tình dục không an toàn, bị xáo trộn cân bằng vi khuẩn, hoạc cũng có thể do làm các thủ thuật tại cùng tử cung (đặt vòng, soi tử cung, nong tử cung…)
Viêm vùng chậu
Phần phụ ở người phụ nữ bao gồm: buồng trứng, vòi tử cung (vòi trứng), dây chằng rộng. Viêm phần phụ thường bắt đầu từ viêm vòi tử cung, sau đó lan ra xung quanh.
Triệu chứng: Đau khắp phần dưới của bụng và vùng xương chậu; Tăng tiết dịch âm đạo có mùi hôi; Sốt, ớn lạnh, nôn và buồn nôn
Nguyên nhân: Viêm vùng chậu (PID) thường gây ra do vi sinh vật đi lên từ âm đạo và cổ tử cung vào trong niêm mạc tử cung và vòi trứng. Lậu cầu và vi khuẩn Chlamydia trachomatis là nguyên nhân phổ biến và thường gặp, một số bệnh lý lây qua đường tình dục cũng là nguyên nhân gây bệnh.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là khối u lành tính, có nguồn gốc từ cơ trơn của tử cung. U xơ tử cung thường ít có triệu chứng nhưng khi khối u lớn có thể gây rối loạn kinh nguyệt, đau do chèn ép và vô sinh.
Triệu chứng: Rối loạn kinh nguyệt, ra máu bất thường; Toàn thân bị thiếu máu, xanh xao nếu ra máu kéo dài; Đau vùng hạ vị hoặc hố chậu, đau kiểu tức, nặng bụng dưới
Chưa hiểu nên đọc thêm:: Triệu chứng bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai
Nguyên nhân: Do ảnh hưởng nôi tiết tố estrogen tăng cao, phụ nữ đẻ ít, vô sinh hoặc bị sảy thai nhiều lần … có nguy cơ cao bị u xơ tử cung.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là những u có vỏ bọc ngoài, bên trong chứa dịch và tổ chức, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. U nang buồng trứng có thể gây rối loạn kinh nguyệt, gây khó chịu tại chỗ, làm giảm chức năng sinh sản, đôi khi gây suy nhược cơ thể hoặc có thể gây tử vong do các biến chứng như tiến triển thành ung thư.
Các khối u buồng trứng nếu không được xử trí cắt bỏ sẽ lớn dần lên, gây chèn ép các tạng trong ổ bụng, có thể bị xoắn hoặc bị ung thư hóa. U buồng trứng thường không có triệu chứng, và được phát hiện khi khám phụ khoa định kỳ.
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là u ác tính nguyên phát ở cổ tử cung, có thể xuất phát từ các tế bào biểu mô vảy, biểu mô tuyến hoặc các tế bào của mô đệm. Ung thư cổ tử cung đứng thứ 3 trong tổng số các ung thư ở phụ nữ, sau ung thư vú, ung thư đại trực tràng. Kết quả điều trị ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào thời điểm chẩn đoán, nếu bệnh ở giai đoạn muộn, kết quả điều trị rất thấp.
Triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm rất nghèo nàn. Ở giai đoạn muộn có thể gặp như ra máu âm đạo bất thường hay ra máu sau giao hợp, suy giảm sức khỏe toàn thân.
>>> Chia sẻ: Cách chữa viêm nhiễm phụ khoa tại nhà
Phòng tránh các bệnh phụ khoa
Đa số các bệnh phụ khoa thường gặp là do lối sống sinh ra. Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa chúng là thay đổi thói quen tự chăm sóc bản thân hàng ngày như:
– Quan hệ tình dục an toàn: Nên sử dụng bao cao su trong mỗi lần giao hợp để bảo vệ phụ nữ khỏi mang thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bạn và bạn tình nên vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách trước khi giao hợp. Tránh quan hệ tình dục với nhiều bạn tình và giao hợp mạnh bạo cũng sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh phụ khoa.
– Chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý và sống cân bằng. Lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống điều độ, nghỉ ngơi đầy đủ, không căng thẳng sẽ ngăn ngừa hiệu quả các bệnh phụ khoa. Bạn có thể tăng cường sức đề kháng bằng cách:
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với chất xơ và vitamin C.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Tránh căng thẳng.
- Ngủ sớm, tránh thức khuya.
– Giữ gìn vệ sinh vùng kín đúng cách
- Tắm rửa sạch sẽ và thay quần lót thường xuyên (nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt). + Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày bằng nước ấm và sạch.
- Giữ bộ phận sinh dục khô thoáng, tránh mặc quần lót quá chật.
- Thay băng vệ sinh 4 giờ một lần trong kỳ kinh nguyệt.
- Không sử dụng các loại nước rửa có tính tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín, thay vào đó hãy sử dụng các loại nước rửa phụ nữ tin cậy.
- Không làm sạch sâu bên trong âm đạo.
Khi có các dấu hiệu bất thường nghi ngờ các bệnh phụ khoa, bạn nên đến các cơ sở sản phụ khoa uy tín để thăm khám và được chẩn đoán, điều trị sớm. Tuy nhiên, nhiều bệnh lý phụ khoa không gây ra các triệu chứng, nên việc khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng một lần là cần thiết để phát hiện sớm và đưa ra lộ trình điều trị dứt điểm.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa!